Để quá trình dạy và học đem lại kết quả cao, đồng thời nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của sinh viên (SV), giảng viên Hà Thị Thoan cùng giảng viên của Tổ Hóa – Sinh, Khoa Tự Nhiên đã tổ chức cho SV lớp K20SH (Ngành CĐSP Sinh – Hóa) học tập trải nghiệm thông qua một chuyên đề: “ Hang động – nước cứng và cách xử lí nước cứng” với các hoạt động chủ yếu như sau:
* Hoạt động 1: Tham quan, trải nghiệm hang động Pa Thơm
Đối với hoạt động này SV đã có một buổi thực tế tại hang động Pa Thơm. Tại cửa động, SV được giới thiệu và kể về hang động này bằng một truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa. Sau lời kể của GV, các em cùng vào khám phá, tham quan hang động, các bạn SV đã có một hoạt động nhỏ tìm hiểu và chia sẻ về “Sự hình thành hang động và thạch nhũ hang động” ngay tại cửa hang.
Cửa động Pa Thơm Tìm hiểu về: Sự hình thành hang động và thạch nhũ hang động
Hành trình tiếp theo sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi, các bạn SV tiếp tục di chuyển ra thủy điện Nậm Lúa cách động khoảng 3km tiếp tục tham quan trải nghiệm
Trên đường trở về SV cùng các GV tiếp tục trải nghiệm với Lễ hội đền Hoàng Công Chất
Như vậy, SV lớp K20SH đã có một buổi tham quan trải nghiệm đầy ý nghĩa.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước cứng, cách nhận biết và tác hại của nước cứng, cách xử lí nước cứng (Sau buổi tham quan thực tế, SV viết báo cáo chuyên đề học tập).
* Hoạt động 3: SV Báo cáo chuyên đề trước lớp và thực hành làm bể lọc nước mini
Trước khi bắt tay vào hoạt động này, GV đã tổ chức cho SV một buổi chuẩn bị nguyên liệu đó là: đãi, rửa cát, sỏi, than ở sông Lậm Núa khu vực cầu Bắc Nậm
Thử nghiệm làm bể lọc nước mini Đãi, rửa cát sỏi
Đãi cát Rửa than
Sản phẩm Phần thưởng của các ban ấy sau một buổi sáng vất vả (khu du lịch sinh thái U Va)
* Thực hành làm bể lọc nước:
Một số nguyên liệu khác
Qua thời gian thực hiện chuyên đề này, chúng tôi nhận thấy SV rất tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình trải nghiệm và thực hành. Mặt khác, một trong những hình thức tổ chức dạy học cốt lõi được chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến đó là hoạt động trải nghiệm. Hoạt động này giúp cho học sinh, SV có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Thông qua hoạt động này mỗi SV đều có thể tự thiết kế cho gia đình mình một bể lọc nước tùy thuộc vào mục đích sử dụng của cá nhân hay gia đình. Qua đó, giúp SV K20SH có thể hiểu rõ hơn thế nào là hoạt động trải nghiệm, đồng thời có thể hình dung được việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với học sinh THCS trong quá trình thực tập và giảng dạy sau này.
Tác giả: Hà Thị Thoan