Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo hiếu của dân tộc ta bao đời nay. Đó là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc từ ngàn năm trước, tạo nên sự tình nghĩa, thủy chung, ăn ở “có trước, có sau” của người Việt. Chính vì thế, giáo dục đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hiện nay nói chung và cho sinh viên trường CĐSP Điện Biên là nhiệm vụ hết sức cần được tăng cường và chú trọng đối với thế hệ trẻ nhà trường.
Trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước, vì độc lập, tự do, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, không gì có thể diễn tả hết những mất mát, hi sinh lớn lao của dân tộc ta. Lớp lớp các thế hệ cha ông đã hi sinh tuổi xuân, xương máu, công sức và của cải để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần thấu hiểu sự vô giá của độc lập, tự do, biết trân trọng lịch sử, truyền thống của dân tộc, từ đó góp phần sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào là mái trường sư phạm đặt trên chính mảnh đất quê hương anh hùng, tuổi trẻ đoàn viên sinh viên trường CĐSP Điện Biên đã được thế hệ cha, ông kể về những chiến tích anh hùng dân tộc, những trận đánh quyết liệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những câu chuyện đó chính là những trang sách quý báu đối với thế hệ trẻ nhà trường.
Trận đánh lịch sử 56 ngày đêm ấy, chính là trận chiến lừng lẫy, là đòn phủ đầu mạnh nhất khiến Pháp, Mỹ gục ngã. Từ đây, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám; giải phóng miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc để tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.[1] Một lần nữa, tinh thần đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta được khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần vào sự thắng lợi của hiệp định Giơnevơ.
Để rồi hôm nay trên mảnh đất này, thế hệ con cháu đang góp phần mỗi ngày để quê hương ngày càng phát triển, giàu mạnh hơn. Cùng với đồng bào cả nước, tuổi trẻ trường CĐSP Điện Biên đã tích cực, chủ động tham gia phong trào “đền ơn đáp
nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” tri ân những người có công với nước. Đoàn trường đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc phần mộ các liệt sĩ, tổ chức những hoạt động về nguồn đầy xúc động… Đặc biệt, ngày 27/7 hàng năm, Đoàn trường đã phối hợp với các đơn vị Đoàn trong khu vực thành phố tổ chức các hoạt động kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ cụ thể thiết thực, như: thắp nến tri ân tại các nghĩa trang, thăm hỏi những gia đình cán bộ trường có người thân là thương binh, liệt sĩ…, và nhận được sự tham gia của đông đảo đoàn viên nhà trường.
Công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các đơn vị trong nhà trường quan tâm. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục về truyền thống yêu nước, các chuyên đề, tọa đàm… đều được nhà trường chú trọng và quan tâm.
Hàng năm, vào ngày mùng một âm lịch hàng tháng, Đoàn trường tổ chức cho trên 150 đoàn viên sinh viên tham gia thắp hương tri ân, viếng nghĩa trang Độc Lập và Tông Khao. Bên cạnh đó, vào các dịp 7/5, 27/7, 22/12. Đoàn trường cùng với nhà trường tổ chức dâng hương tại các nghĩa trang trên địa bàn lòng chảo như nghĩa trang A1, Him Lam, Độc Lập, Tông Khao với trên 8.300 ngôi mộ… thu hút trên 1.350 lượt cán bộ, đoàn viên sinh viên tham gia, tạo sức lan toả lớn trong công tác giáo dục truyền thống đối với nhà trường và cộng đồng xã hội. Những hoạt động cụ thể thiết thực được đoàn viên thực hiện bằng các phần việc như: vệ sinh các phần mộ, sửa sang các lọ hoa, vệ sinh khuôn viên tại các nghĩa trang Độc Lập, Tông Khao và Him Lam nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ sư phạm góp phần nâng cao nhận thức về các hoạt động giáo dục truyền thống, tinh thần tự tôn, tự hào về dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn những đoàn viên nhiệt huyết tham gia các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” do nhà trường và Đoàn Thanh niên tổ chức thì vẫn còn một bộ phận sinh viên của trường còn chưa coi trọng truyền thống, đạo lí của cha ông ta. Một số thanh niên, sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, chưa nỗ lực trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, chạy theo lối sống hưởng thụ. Vì vậy, giáo dục, nâng cao nhận thức về các giá trị lịch sử cho đoàn viên sinh viên cá cược thể thao online winchester là một việc làm quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc phù hợp tâm – sinh lí của sinh viên gắn với nhà trường. Nhà trường cần phối hợp tốt với Đoàn Thanh niên trường để tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc nhằm giúp sinh viên thấm nhuần đạo lí nhân nghĩa, uống nước nhớ nguồn của người Việt, khơi dậy lòng tự hào về quê hương, đất nước, từ đó các em có động lực phấn đấu trở thành công dân có ích, cống hiến cho công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Sử dụng phổ biến các hình thức như: tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử quê hương, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí kiên cường, dũng cảm, khơi dậy ước mơ, hoài bão lớn trong sinh viên nhà trường.
Cần chú trọng phát huy giá trị của những chứng tích lịch sử, đưa những nội dung lịch sử như: các địa danh, khu di tích lịch sử, anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, gia đình có công với cách mạng… để tuyên truyền, khắc sâu lòng tự hào, biết ơn những hi sinh của các thế hệ cha ông cho độc lập dân tộc thông qua các hoạt động tham quan di tích, bảo tàng lịch sử; tổ chức giao lưu, nói chuyện truyền thống để thế hệ trẻ tìm hiểu về những câu chuyện, những cuộc đời, những người thật, việc thật.
Thường xuyên khơi dậy và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong nhận thức và hành động của thanh niên, xây dựng môi trường văn hóa, tôn vinh những giá trị truyền thống, lịch sử. Nhà trường cần phối hợp tốt với gia đình để xây dựng chuẩn mực đạo đức cho đoàn viên, xây dựng những tấm gương điển hình trong thực hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” trong sinh viên, “chống” mọi biểu hiện, hành vi trái với đạo lí, truyền thống dân tộc; coi trọng giáo dục, rèn luyện đoàn viên thông qua hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước, giáo dục các em có khả năng phòng ngừa và tích cực đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đấu tranh với lối sống vị kỉ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
Phát huy vai trò của mọi lực lượng, mọi tổ chức trong giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc. Tăng cường vai trò của tổ chức đoàn trong việc tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên hưởng ứng tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, các chương trình thiện nguyện như thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Kết hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, góp phần nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách để các em vững vàng trong cuộc sống.
Đặc biệt, cần phát huy vai trò tự giáo dục của sinh viên. Mỗi đoàn viên sinh viên trong nhà trường cần nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với truyền thống dân tộc, cần đề cao tinh thần tự học, tự rèn luyện; tích cực tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của dân tộc, của quê hương; tham gia tích cực vào các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, chia sẻ giúp đỡ các gia đình có công với nước, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng thái độ học tập tích cực, tham gia nghiên cứu khoa học; xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; thường xuyên tự hoàn thiện bản thân, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Tuổi trẻ hôm nay được học tập, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành trong điều kiện đất nước hòa bình, được hưởng thành quả của độc lập, tự do mà nhiều thế hệ cha ông đã dày công vun đắp…Vì vậy, không được phép quên những trang sử đấu tranh giữ nước vô cùng hào hùng, oanh liệt nhưng cũng hết sức đau thương của dân tộc. Thế hệ tuổi trẻ trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên cần nhận thức sâu sắc những hi sinh lớn lao của cha ông, phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh đi trước, quyết tâm ra sức thi đua, học tập, lao động rèn luyện góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
[1] Ban Tư liệu – Văn kiện (tổng hợp)
Người viết bài: Nguyễn Thị Phương Thúy